Th.S. TRẦN THỊ MAI SEN

12 tháng 8, 2020
Chức vụ: Giảng viên - Chuyên môn: Sinh thái học, Rừng ngậm mặn, Sinh thái rừng - Email: Senmydinh@gmail.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Trần Thị Mai Sen                  

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 19/10/1979

Ngạch giảng viên: V07 01 03 232

Học vị: Thạc sĩ

Ngoại Ngữ: Tiếng anh

Đơn vị công tác: Bộ môn Lâm sinh – Khoa Lâm học – Đại học Lâm nghiệp

Số điện thoại: 0912426524

Email: senmydinh@gmail.com/;senttm@vnuf.edu.vn

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

(Năm tốt nghiệp, bậc đào tạo, chuyên ngành, nơi đào tạo)

2001, Kỹ sư, Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp

2005, Thạc sĩ, Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp

2017 đến nay: Nghiên cứu sinh, Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

(Thời gian, vị trí công tác, lĩnh vực chuyên môn, đơn vị)

Từ tháng 9/2001 - nay: cộng tác viên - Trung tâm nghiên cứu sinh thái rừng ngập mặn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Từ 6/2010 tới nay: cộng tác viên - Viện sinh thái, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Từ 9/2005 - nay: Giảng viên, Khoa Lâm học, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

Đại học

-Rừng ngập mặn

-Quản lý rừng phòng hộ

-Kỹ thuật Lâm sinh

-Sinh thái rừng

-Sinh thái học.

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU (Ghi lĩnh vực nghiên cứu, hướng nghiên cứu)

-Sinh thái rừng

-Kỹ thuật lâm sinh rừng ngập mặn.

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA[1]

- Cộng tác viên đề tài cấp cơ sở: Nghiên cứu tạo cây con Gõ đỏ (Afzelia Xylocarpa (Kurz Craib) từ hạt, năm 2018.

- Cộng tác viên đề tài cấp cơ sở: Đánh giá khả năng phục hồi rừng trồng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, năm 2019.

6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

Cấp Cơ sở

1.Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của loài Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch - Ham) ở giai đoạn vườn ươm, 2007.

2.Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon trong thể nền của rừng trang tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, 2010.

3.Đánh giá khả năng phục hồi rừng trồng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, năm 2019.

6.2. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư):

1.Monitoring Mangrove ExteNT & Services (MOMENTS): What is controlling Tipping Points? 2018-2020.

2.Vi nhựa ở cửa sông Ba Lạt, miền Bắc Việt Nam: phân bố và đặc điểm, 2019-2020.

Cấp Bộ

1.Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham) và Ngân hoa (Grevillea robusta A.cum) nhằm mục tiêu cung cấp gỗ lớn, 2006-2011.

2.Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái tại một số vùng sinh thái trọng điểm ven biển Việt Nam (Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ), 2017-2021.

3.Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Phay (Duabanga sonneratia Buch-Ham) cung cấp gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc, 2019-2023.

Cấp Tỉnh/Thành phố

1.Nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân suy thoái rừng ngập mặn
và xây dựng mô hình khôi phục rừng ngập mặn bền vững
tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, 2019-2020.

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC[2]

A. Trong nước

1.Tran Thi Mai Sen, Dao Van Tan, Phan Hong Anh, Chtharu Miyamoto,Seiji Suda,Tetsumi Asano. Effects of some ecological factors and planting techniques on the survival rate and growth performance of Sonneratia caseolaris (L.) Engler in Thai Binh  and Nam Dinh provinces, Mangrove ecosystem in the red river coastal zone (Agriculture Publishing House), 2004.

2.Dao Van Tan, Mai Si Tuan, Phan Hong Anh, Le Duy Hung, Tran Thi Mai Sen, Nguyen Phuong Linh. Structural characteristics of some mangrove communities in Dien Chau district, Nghe An province, The role of mangrove and coral reef ecosystems in natural disaster mitigation and coastal life improvement (Agriculture Publishing House), 2006.

3.Le Thi Thanh Tinh, Dao Van Tan, Nguyen Hoang Tri, Tran Thi Mai Sen Research on the growth and some biological characteristics of Sonneratia apetala, introduced and grown in Giao Thuy district, Nam Dinh province, The role of mangrove and coral reef ecosystems in natural disaster mitigation and coastal life improvement (Agriculture Publishing House), 2006.

4.Vũ Thị Bích Thuận, Trần Thị Mai Sen, Tác động của cộng đồng địa phương đến rừng đặc dụng Tây Bắc, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2014.

5.Nguyễn Hoàng Hanh, Cao Bá Kết, Trần Thị Mai Sen, Lê Hồng Liên, Phạm Thị Quỳnh. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và xu hướng diễn thế của các quần xã thực vật ngập mặn xung quanh đảo Đồng Rui, huyên Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 23, 2018.

6.Nguyễn Hoàng Hanh, Trần Thị Mai Sen, Lê Hồng Liên , Cao Bá Kết. Động thái tái sinh tự nhiên dưới tán của các quần xã thực vật ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 6, 2018.

B. Quốc tế

1.Sen Tran Thi Mai, Cuc Nguyen Thi Kim, Lien Le Hong, Ha Tran Viet, Quynh Pham Thi, Van Nguyen Thanh Thuy and Dung Pham Tien. Current status of mangroves in the context of climate change in Xuan Thuy National park buffer zone, Nam Dinh Province, Vietnam. Proceeding of the 10th International Conference on Asian and pacific Coasts (APAC 2019) Ha Noi, Vietnam, September 25 – 28/2019.

2. Ha Thi Hien, Hoang Thi Lan, Tran Thi Mai Sen, Nguyen Tuan Long, Tran Do Mai Trang, Initial results of micro plastics on the sediment surface in the Balat River mouth, Northern Vietnam, International workshop: Marine plastic pollution in Vietnam: current situation and solutions, 2019.


Chia sẻ