GPS.TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

12 tháng 8, 2020
Chức vụ: Trưởng Khoa, giảng viên cao cấp - Chuyên môn: Lâm sinh, Trồng rừng, Sinh thái rừng, REDD+ - Email: truongfuv@yahoo.com

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: LÊ XUÂN TRƯỜNG         

Giới tính: Nam

Năm sinh: 8/11/1968

Ngạch giảng viên: Giảng viên cao cấp

Chức vụ: Trưởng khoa

Học vị: Tiến sĩ

Học hàm: Phó Giáo sư

Ngoại Ngữ: Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Khoa Lâm học, ĐH Lâm nghiệp

Số điện thoại:0901776286/0966150336

Email:truonglx@vnuf.edu.vn/truongfuv@yahoo.com/truongvfu@gmail.com

2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

(Năm tốt nghiệp, bậc đào tạo, chuyên ngành, nơi đào tạo)

1995, Kỹ sư, Lâm sinh tổng hợp, Trường Đại học Lâm nghiệp

1997, Thạc sĩ, Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp

2009, Tiến sĩ, Khoa học rừng, Trường Đại học Tổng hợp Bang Colorado, USA

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

 (Thời gian, vị trí công tác, lĩnh vực chuyên môn, đơn vị)

1997 – 2005: Giảng viên, Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp

2005- 2009: Nghiên cứu sinh, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Tổng hợp Bang Colorado, USA

2009- 2016: Chủ nhiệm Bộ môn, Bộ môn Lâm sinh, Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp

2016- 2017: Phó trưởng khoa, Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ 2017 đến nay: Trưởng khoa, Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp

4. LĨNH VỰC GIẢNG DẠY

Đại học

Trồng rừng

Trồng rừng phòng hộ

Kỹ thuật Lâm sinh

Sinh thái rừng

 Kỹ thuật Lâm sinh chuyên đề

Quản lý phát thải các bon rừng

Trồng rừng thâm canh

 Kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp

Địa lý sinh thái rừng (T.A)

Địa chất tài nguyên thiên nhiên (T.A)

Quản lý thảm thực vật rừng nhiệt đới (T.A)

Khoa học đất (T.A).

Sau Đại học

Sinh thái rừng nâng cao

Trồng rừng chuyên đề (phòng hộ)

Trồng rừng thâm canh

Seminar

Hướng dẫn thực tập tổng hợp

Kỹ thuật lâm sinh rừng trồng nhiệt đới (T.A).

Đào tạo ngắn hạn/Bồi dưỡng

Đào tạo tiểu giáo viên cho lập kế hoạch phát triển thôn bản.

Tập huấn kỹ thuật thâm canh rừng trồng.

Tập huấn nâng cao nhận thức về REDD+ cho cán bộ và chủ rừng.

Tập huấn xây dựng kế hoạch hành động REDD+ của địa phương cho cán bộ và chủ rừng.

Tập huấn kỹ thuật giám sát các bon rừng.

Tập huấn trồng rừng gỗ lớn cho cán bộ và chủ rừng.

Đào tạo cấp chứng chỉ giám sát và thiết kế công trình lâm sinh.

Tập huấn trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

Tập huấn quản lý bền vững hướng đến chứng chỉ rừng cho rừng trồng.

5. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU (Ghi lĩnh vực nghiên cứu, hướng nghiên cứu)

Sinh thái rừng, Trồng rừng, Trồng rừng phòng hộ, REDD+, Quản lý rừng bền vững và Kỹ thuật lâm sinh. Cụ thể:

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, động thái rừng.

- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả các mô hình rừng trồng.

- Đánh giá các mô hình rừng phòng hộ.

- Nghiên cứu xác định lượng Các bon tích lũy trong các mô hình rừng.

- Nghiên cứu giải pháp tiền khả thi, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện dự án REDD+.

- Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững.

- Kỹ thuật lâm sinh: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng các loài cây lâm nghiệp.

6. ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/NHIỆM VỤ KHCN ĐÃ CHỦ TRÌ VÀ THAM GIA[1]

 (Trật tự trình bày Đề tài/Chương trình/dự án/nghiệm vụ KH&CN: tên đề tài/dự án /nhiệm vụ, đề tài cấp quản lý, mã số (nếu có), năm bắt đầu đến năm kết thúc)

6.1. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN chủ trì

Cấp Quốc gia (Nhà nước/Quỹ Nafosted/Nghị định thư)

Cấp Bộ

1. Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên tre trúc bền vững tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Chương trình nghiên cứu Việt Nam- Hà Lan (2002- 2004).

2. Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng Luồng trồng tại Thanh Hóa. Đề tài cơ sở cấp Bộ (nhiệm vụ đặc thù) năm 2011- 2013.

3. Nghiên cứu kỹ thuật phục hồi rừng Mạy chả (Arundinaria sp.) tại khu vực Tây Bắc nhằm cung cấp nguyên liệu bền vững. Đề tài tiềm năng cấp Bộ 2020-2021, đang thực hiện.

Cấp Tỉnh/Thành phố

1. Nghiên cứu lựa chọn vùng đất tiềm năng cho trồng rừng theo cơ chế sạch tại Nghệ An, 03-08/2010, JOFCA.

2. Nghiên cứu khả thi dự án REDD+ tại tỉnh Sơn La, 7-12/2011, Cty LN Sumitomo, Nhật Bản.

3. Nghiên cứu khả thi dự án REDD+ tại tỉnh Điện Biên, 7-12/2012, Cty LN Sumitomo, Nhật Bản.

4. Nghiên cứu triển khai thí điểm dự án REDD+ tại tỉnh Điện Biên, 2013- 2015, Cty LN Sumitomo, Nhật Bản.

Cấp Cơ sở

1. Xác định hàm lượng các bon trong các bộ phận cây Luồng, Trường ĐH Lâm nghiệp, 2014.

2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống OTC phục vụ thực tập nghề nghiệp ngành Lâm sinh tại khu vực Núi Luốt, trường ĐH Lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp, 2015.

3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên, Trường ĐH Lâm nghiệp, 2017.

6.2. Đề tài/Dự án/Nhiệm vụ KH&CN tham gia

Cấp Tỉnh/Thành phố

1. Nghiên cứu quy hoạch vườn thực vật cho VQG Tam Đảo- Vĩnh Phúc, 03-08/2009, GTZ.

2. Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, 2014- 2016.

Cấp Cơ sở

7. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

7.1. BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC[2]

A. Trong nước

(Tên tác giả /các tác giả, tên bài viết, tên tạp chí, tập, (số), năm công bố)

1. Lê Xuân Trường, Nghiên cứu trồng hỗn giao Luồng với cây thân gỗ tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004.

2. Lê Xuân Trường, Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của một số mô hình rừng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) trồng tại tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 12, 2014.

3. Lê Xuân Trường, Dan Binkley, Sinh trưởng của Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) trên các vị trí địa hình và phương thức canh tác khác nhau, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 21, 2015.

4. Lê Xuân Trường, Trương Quang Cường, Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của Thông hai lá dẹt (Pinus kempfii) tại VQG Bidoup- Núi Bà, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 18, 2015.

5. Nguyễn Toàn Thắng, Phạm Văn Vinh, Lê Xuân Trường, Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp xử lý và bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm hạt Dẻ anh (Captanopsis piriformis Hickel et Camus), Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 18, 2015.

6. Lê Xuân Trường, Thái Văn Thành, Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của lâm phần Trâm bầu (Copmbretaceae quadrangulare Kurz) trên vùng cát ven biển tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 14, 2015.

7. Lê Xuân Trường, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Thị Điệp, Xác định hàm lượng các bon trong các bộ phận cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsuch.et.E.Z.Li), Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015.

8. Nguyễn Toàn Thắng, Lương Văn Dũng, Lê Xuân Trường, Nguyễn Văn Hào, Ảnh hưởng của đai cao đến đặc điểm lâm học rừng Dẻ anh (captanopsis piriformis) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015.

9. Lê Xuân Trường, Cao Đình Sơn, Nguyễn Tiến Dũng, Đinh Thị Phương, Kết quả nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng lâm nghiệp cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 7, 2016.

10. Lê Xuân Trường, Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và phân bón đến sinh trưởng của rừng Luồng, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 5, 2016.

11. Lê Xuân Trường, Hà Sỹ Đồng, Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng khai thác rừng trồng về trạng thái cân bằng, ổn định tại Con ty Lâm nghiệp Bển Hải, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2016.

12. Lê Xuân Trường, Lê Sỹ Doanh, Nguyễn Thị Mai Dương, Nghiên cứu khối lượng nghìn hạt, phương pháp xử lý hạt giống và chiều cao cây con Sơn tra (Docynia indica Wall.) trong giai đoạn vườn ươm, xuất xứ Lai Châu và Yên Bái, 2016.

13. Vũ Tiến Hưng, Lê Xuân Trường, Nghiên cứu một số đặc điểm của cấu trúc sinh khối mặt đất cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016.

14. Nguyễn Minh Thanh, Lê Xuân Trường, Đánh giá lượng C tích lũy trong đất dưới một số trạng thái rừng tai huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016.

15. Lê Hồng Sinh, Lê Xuân Trường, Đánh giá hiệu quả canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Hồng Đức, 2017.

16. Trần Hữu Biền, Lê Xuân Trường, Kết quả trồng rừng Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre) cung cấp gỗ lớn ở Đông Nam bộ, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2017.

17. Bùi Mạnh Hưng, Lê Xuân Trường, Biến động cấu trúc và chất lượng tầng cây cao rừng tự nhiên tại VQG Kon Ka Kinh, Gia Lai, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2017.

18. Vũ Đức Bình, Nguyễn Văn Lợi, Lê Xuân Trường, Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ của loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardener) Benth) với các loài khác nhau trong rừng tự nhiên ở huyện Nam Đông và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2017.

19. Nguyễn Minh Thanh, Lê Hùng Chiến, Lê Xuân Trường, Phạm Đăng Bách, Trần Trung Quốc, Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Keo lai 5 tuổi tại công ty MDF tỉnh Gia Lai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2019.

20  Le Xuan Truong, REDD+ Project feasibility study through forest management scheme in Dien Bien province, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2016.

21. Le Xuan Truong, Some morphological and ecological features of May cha (Pseudosasa amabilis) in Dien Bien Province, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2017.

22. Le Xuan Truong, Ngo Gia Bao, Impacts of rubber plantation on diversity of understory vegetation and soil animals in Bao Lam Rubber Enterprise, Bao Lam district, Lam Đong province, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2017.

23. Le Xuan Truong, Yan Naing Phyo, Tran Viet Ha, Nguyen Minh Thanh, Tran Thi Mai Sen, Assessment of Land Cover Changes and the Causes of Mangrove Degradation  in Pyindaye Reserved Forest, Ayeyarwady Delta, Myanmar toward sustainable mangrove management to mitigate the consequences of Climate Change, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2017.

B. Quốc tế

(Author(s) of chapter, "Title of chapter", In Title of book, edition (if not first), Editor(s) of book, Ed. Place of publication: Publisher, Year, Page number(s))

1. Tran Van Do, Osamu Kozan, Le Xuan Truong, Nguyen Toan Thang, Phung Dinh Trung, Nguyen Thi Thu Phuong, Fine root Production in Evergreen Broadleaved in Northeast of Vietnam, Peertechz Open Journal of Plant Science, 2016.

7.2. SÁCH [3]

(Tên tác giả/các tác giả, Tên sách in nghiêng, lần xuất bản (nếu không phải lần đầu). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm)

Giáo trình

1. Lê Xuân Trường (Chủ biên), Vũ Đại Dương, Quản lý rừng phòng hộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2017.

Sách chuyên khảo/sách tham khảo

1. Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường, Tre trúc- Gây trồng và sử dụng Nhà xuất bản Nghệ An, 2003.


Chia sẻ