SINH HOẠT HỌC THUẬT BM KHOA HỌC ĐẤT

28 tháng 12, 2017
Chiều ngày 28/12/2017 tai Văn phòng BM Khoa học Đất diễn ra buổi sinh hoạt học thuật với chuyên đề "Hoạt động của vi sinh vật là chìa khóa sự hình thành và bền vững đoàn lạp đất" do ThS. Nguyễn Thị...

Tham sự buổi sinh hoạt học thuật có đông đủ các thầy/cô BM và 01 học viên lớp cao học nhiệt đới.

ThS. Nguyễn Thị Bích Phượng trình bày tóm tắt nội dung như sau: 

Kết cấu đất được định nghĩa là "sự sắp xếp hỗn hợp của chất rắn và lỗ hổng tồn tại trong đất trong một thời gian nhất định" (Kay, 1990). Đoàn lạp đất là đơn vị vật lý cấu trúc cơ bản bao gồm hệ thống khe hở, chất rắn và các chất gắn kết tạo nên kết cấu đất. Martin et al. (1955) định nghĩa: "Đoàn lạp đất là một tập hợp hay một nhóm các hạt đất xuất hiện tự nhiên, có lực giữ các hạt đất với nhau mạnh hơn lực giữa các đoàn lạp đất".

Đoàn lạp đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát chế độ nhiệt, ẩm và không khí trong đất (Kay et al., 1990); đồng thời nó quyết định sự phân bố và đời sống của vi sinh vật trong đất (Hattori, 1988), kiểm soát sự tích lũy C trong đất (Tisdall and Oades, 1982)., dinh dưỡng đất. Sự bền vững của đoàn lạp đất quyết định đến khả năng giảm thiểu xói mòn đất bề mặt và sự rửa trôi chất dinh dưỡng đất, (Barthes and Roose, 2002).

Sự hình thành, sự bền vững và sự phá hủy đoàn lạp đất chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố như: thực vật, vi sinh vật đất, chất hữu cơ, khoáng và nồng độ các loại cation được hình thành trong quá trình hình thành đất. Six et al., 2002 khẳng định rằng sự tích lũy đoàn lạp đất bị tác động mạnh qua hoạt động của vi sinh vật đất như: sự hình thành các chất gắn kết, xác vi sinh vật hay sự phân hủy CHC. Trên thế giới, đoàn lạp đất được nghiên cứu từ những năm 1990 về sự hình thành, sự bền vững, mối quan hệ giữa đại đoàn lạp, vi đoàn lạp đất với các chất dinh dưỡng (đặc biệt là sự tích lũy C, N), mức độ hoạt động của vi sinh vật. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một vài nghiên cứu tập trung vào động thái của đoàn lạp đất, và các  nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa CHC, vi sinh vật và phần khoáng trong đất là rất hiếm (Chenu và Cosentino, 2011).

Vì vậy, cần có nghiên cứu chỉ ra cơ chế vi sinh vật và sự liên quan của các hợp chất hữu cơ đến sự gắn kết các phần tử đất và cơ chế nào là quan trọng nhất cho sự hình thành và bền vững đoàn lạp đất. Nghiên cứu tập trung vào giải quyết câu hỏi: hoạt động của vi sinh vật (sự hô hấp, hoạt động sản sinh polyme ngoại bào (EPS), sinh khối vi sinh vật ảnh hưởng đến sự hình thành và bền vững đoàn lạp đất như thế nào.

Các Thầy/cô tham dự thảo luận nội dung của chuyên đề và đưa ra kết luận: Chuyên đề đóng góp cơ sở lý luận về sự hình thành bền vững và thóa hóa đoàn lạp đất, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn trong việc giảm thiểu xói mòn và rửa trôi đất nhờ cơ chế hình thành đoàn lạp đất và kết cấu đất.  


Chia sẻ