Bản mô tả chương trình đào tạo ngành Lâm sinh năm 2017

30 tháng 11, 2020
Bản mô tả chương trình đào tạo ngành Lâm sinh năm 2017 (Ban hành kèm theo Quyết định số 194/QĐ-ĐHLN-ĐT ngày 15/09/2027 của Trường Đại học Lâm nghiệp)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Thông tin về cơ sở cấp bằng và cơ sở đào tạo

Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Lâm nghiệp

Đơn vị đào tạo: Khoa Lâm học

2. Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên ngành:  Tiếng Việt: Lâm sinh

Tiếng Anh: Silviculture

Mã số ngành đào tạo:  52.62.02.05

Trình độđàotạo: Đại học

Thời gian đào tạo:  4 năm

Tên văn bằng sau tốt nghiệp: kỹ sư Lâm sinh

Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Lâm học

Thông tin về kiểm định chất lượng: Chưa được kiểm định chất lượng

3. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên ngành lâm sính sau khi ra trường:

- Có kiến thức cơ bản và vững chắc, kiến thức về chuyên môn sâu về sinh lý thực vật, sinh thái rừng, cây rừng, đất rừng và động vật rừng.

- Có kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển bền vững tài nguyên rừng; điều tra đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học và khoa học và phát triển lâm nghiệp.

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

4. Thông tin tuyển sinh

Về phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên phạm vi cả nước

Về đối tượng tuyển sing: Tốt nghiệp THPT và tương đương trở lên, có đủ điều kiện theo quy chế hiện hành của bộ GDĐT.

Về phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và Xét tuyển học bạ THPT

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Yêu cầu về kiến thức

Kỹ sư lâm sinh sau khi ra trường có thể thông thạo những kiến thức sau:

  • Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh và chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới;
  • Chính sách, luật pháp hiện hành của Đảng và nhà nước liên quan đến bảo vệ, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng;
  • Kiến thức cơ bản của các ngành khoa học tự nhiên làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và phát triển trình độ chuyên môn;
  • Vị trí các nhóm, ngành thực vật, tên gọi và đặc điểm nhận biết các đại diện trong hệ thống phân loại giới thực vật bậc cao;
  • Mối quan hệ giữa quá trình hình thành với các tính chất đất; những đặc điểm cơ bản của các nhóm và loại đất chính; một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững thông qua các đặc điểm về lập địa;
  • Qui trình cải thiện giống, tạo giống mới, nhân giống và các phương thức bảo tồn nguồn gen cây rừng;
  • Các phương pháp phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại cây lâm nghiệp thường gặp;
  • Những quá trình đặc trưng diễn ra trong hệ sinh thái rừng; sự khác nhau cơ bản giữa các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng của Việt Nam;
  • Qui trình điểu tra rừng, các tiêu chí xác định và phân loại rừng;
  • Qui trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tích hợp và quản lý thông tin về tài nguyên rừng bằng hệ thống thông tin địa lý (GPS) và viễn thám;
  • Những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật lâm sinh trong tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác và phục hồi rừng;
  • Nguyên lý kỹ thuật cơ bản của trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và nông lâm kết hợp;
  • Nội dung công tác qui hoạch lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
  • Trình tự các bước cơ bản trong tiến trình thực hiện nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học đặc thù của ngành lâm nghiệp.

2. Yêu cầu về kỹ năng

2.1 Kỹ năng cứng

Kỹ sư lâm sinh sau khi ra trường có thể thành thục những kỹ năng sau:

  • Nhận diện và xác định tên của một số loài thực vật phổ biến trong các hệ sinh thái rừng đặc trưng của Việt Nam;
  • Sử dụng thành thạo các loại bản đồ và các thiết bị quan trắc, đo đạc thông dụng ngoài thực địa phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng;
  • Thành thạo các phương pháp xác định các chỉ tiêu cấu trúc của quần xã thực vật rừng;
  • Tổ chức thực hiện được một cuộc điều tra tài nguyên rừng, xác định hiện trạng và phân loại rừng;
  • Qui trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tích hợp và quản lý thông tin về tài nguyên rừng bằng hệ thống thông tin địa lý (GPS) và viễn thám;
  • Thành thạo phương pháp và công cụ điều tra đất, xác định tính chất cơ bản của đất;
  • Vận dụng được phương pháp đánh giá đất đai để lựa chọn loài cây trồng thích hợp với lập địa;
  • Thành thạo các kỹ thuật xử lý hạt, gieo, ươm, chiết, ghép, giâm hom và chăm sóc cây con trong vườn ươm ;
  • Áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp kỹ thuật để thiết kế và tổ chức thực hiện các công trình lâm sinh trong từng trường hợp cụ thể;
  • Nhận diện được một số loại sâu, bệnh hại cây lâm nghiệp thường gặp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ ;
  • Xác định được cơ sở kỹ thuật, kinh tế, xã hội để xây dựng phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cấp vi mô;
  • Xây dựng được kế hoạch quản lý rừng bền vững cho doanh nghiệp lâm nghiệp;
  • Thành thạo qui trình thu thập thông tin và xử lý số liệu bằng một số phương pháp thống kê thông dụng, độc lập hoàn thành báo cáo khoa học;
  • Sử dụng được các phần mềm tin học chuyên ngành;
  • Nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh ở trình độ B1 trở lên.

2.2 Kỹ năng mềm

  • Vận dụng linh hoạt các bài tập rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe của bản thân;
  • Hòa nhập với đồng nghiệp;
  • Thích nghi với môi trường làm việc nhóm;
  • Thuyết trình lưu loát trước đám đông.

3. Về thái độ, năng lực tự chủ và tự chiu trách nhiệm

 - Có ý thức trách nhiệm của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

 - Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng các giá trị đạo đức  nghề nghiệ

 - Trung thực, sáng tạo và độc lập trong học tập và nghiên cứu khoa học.

4. Điều kiện tốt nghiệp

Người học được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

1.Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức độ đình chỉ học tập

2. Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo;

3. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

4. Có giấy chứng nhận Giáo dục quốc phòng - An ninh và giấy chứng nhận Giáo dục thể chất;

5. Có giất chứng chỉ ngoại ngữ và tin học theo quy định của Nhà trường;

6. Phải tham gia ít nhất 8 ngày công tác xã hội;

7. Trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc tốt nghiệp muộn so với thời gian thiết kế của khóa học, sinh viên phải làm đơn gứi Phòng đào tạo để đề nghị được xét tốt nghiệp.

5. Vị trí làm việc sai khi tốt nghiệp

Kỹ sư Lâm sinh có thể làm việc tại:

Các cơ quan, tổ chức có hoạt động liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và dịch vụ về lâm nghiệp và lâm sinh.

Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp, tổ chức quốc tế, phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn

6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

1. Trường ĐH Nông Lâm - Đại học Huế, 2012. Chườn trình đào tạo đại học ngành Lâm nghiệp.

2. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, 2014. Chương trình đào tạo đại học ngành Lâm nghiệp.

3. Trường ĐH Tây Bắc, 2014. Khung chương trình đào tạo đại học, ngành Lâm sinh

File chi tiết


Chia sẻ